NHỮNG LỄ HỘI ẤN TƯỢNG NHẤT Ở THÁI LAN

Những lễ hội ấn tượng nhất ở Thái Lan

   Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Thái Lan được xem là cửa ngõ để tiếp cận các nền kinh tế mới nổi của khu vực tiểu vùng sông Mêkong. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi và tiếp giáp với nhiều quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar … Nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm và có sự ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng do đó tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa rất đa dạng đất nước Thái Lan – quê hương của những nụ cười luôn thân thiện và vui vẻ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp tất cả các vị khách du lịch quốc tế đã từng tới đây. Đặc biệt du lịch Thái Lan còn thú vị hơn bao giờ hết nếu du khách đến đúng vào dịp những lễ hội độc đáo tại đây.

Lễ hội té nước Songkran

Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, đánh dấu giao thời từ năm cũ sang năm mới với nhiều với nhiều việc tẩy uế nhà cửa và ăn vận quần áo mới.

Theo qui luật vận hành của Mặt trời thì sự xuất nhập của các vì sao là khác nhau, tổng cộng là mười hai lần, khớp thời gian vừa tròn một năm. Một số nước như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia cổ đại đều lấy lễ hội Songkran là dịp đón năm mới. Vì cũng là Tết cổ truyền nên người dân Thái ai nấy đều phấn khởi háo hức, treo đèn trang trí, nhà nhà tưng bừng ánh điện, phố phường náo nhiệt. Phật giáo là quốc giáo nên họ chuẩn bị cho lễ hội bằng hoạt động tắm Phật trên chùa.

Trong lễ hội còn diễn ra hoạt động té nước người đẹp. Các cô gái tham gia khoác trên mình những trang phục lễ hội chim công, chim phượng và múa các điệu dân gian độc đáo. Vào dịp này, người dân Thái ai nấy đều náo nức, treo đèn trang trí, nhà nhà tưng bừng ánh điện, phố phường đông vui, náo nhiệt.

Kết quả hình ảnh cho le hoi te nuoc thai lanLễ hội té nước Songkran

Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Sau các nghi thức này, tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau,  biểu hiện cho việc cầu phúc và rửa tội nhưng đối với những ai có tâm hồn trẻ trung thì đây là dịp vui đùa thật thú vị.

Hình ảnh có liên quanKhông khí vui nhộn, náo nhiệt tại lễ hội té nước Songkran

Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì những người con xa xứ đều tìm về dự hội.

Lễ Songkran cũng là dịp lễ thật thú vị có tên Rot Nam Dam Hua diễn ra: những người trẻ dìm bàn tay của người cao tuổi vào nước thơm và cầu xin tha thứ tất cả lổi lầm. Người cao tuổi đáp lại bằng lời chúc phúc và khuyên bảo con cháu mình sau đó mọi người cùng chia nhau kẹo ngon. Đây hoàn toàn là việc gìn giữ truyền thống người Thái tôn trọng tuổi tác và địa vị và cũng cố mối quan hệ giữa các thế hệ.

Hình ảnh có liên quanKhách du lịch quốc tế tham dự lễ hội té nước Songkran

Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc. Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long - ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ. Tiếp đó là Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong là lễ hội lớn thứ 2 ở Thái Lan chỉ sau Lễ Tết té nước mừng năm mới. Đây là lễ hội truyền thốngnổi tiếng được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái Lan.Mục đích của lễ hội Loy Krathong là tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần nước đã ban cho người dân nguồn nước dồi dào và cầu mong sự miễn xá cho những hành động làm vẩn đục nguồn nước. Việc thả đèn hoa đăng cũng là cách để xua đuổi điều không may trong quá khứ và cầu mong phước lành trong tương lai.

Hình ảnh có liên quanLễ hội hoa đăng Loy Krathong

Loy Krathong được tổ chức lớn nhất tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok và được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời.Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Với bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng thu hút đông đảo du khách đến tham gia.

Hình ảnh có liên quanĐèn hoa đăng tại lễ hội Loy Krathong

Bên cạnh nghi thức thả đèn hoa đăng, nhiều hoạt động thú vị khác cũng được diễn ra trong dịp Lễ hội Loy Krathong chẳng hạn như cuộc thi làm đèn Krathong, cuộc thi sắc đẹp Noppamas, các trò chơi dân gian, chương trình biểu diễn nghệ thuật và pháo hoa…

Lễ hội Phật giáo Khao Phansa

Vào sáng ngày thứ nhất của Tết, người Thái ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và sau đó lên chùa sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ mang nước thơm lên chùa xịt lau chùi tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn.

Hình ảnh có liên quanLễ hội Phật giáo Phansa

Ngày thứ hai gọi là Wan Nao (hay còn gọi là ngày chuẩn bị), được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền của người Thái. Theo truyền thống, vào ngày này, người ta không nói những điều xui xẻo hay làm bất kỳ hành động nào không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa được cọ rửa sạch sẽ và vứt bỏ đi những thứ không còn cần thiết.

Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm. Nhiều khi còn có những đám đông tụ tập để nghe kể những truyền thuyết về đức Phật.

Hình ảnh có liên quanThái Lan là một đất nước rất sùng bái đạo Phật

Đến Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Theo lịch truyền thống, tết năm mới nhằm ngày 13 tháng 4. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái.

Lễ hội ăn chay

Ngày 10/10 là ngày dân Phuket của Thái Lan khai mạc lễ ăn chay, một hoạt động được tổ chức thường niên trên quy mô lớn, có nguồn gốc từ thế kỷ XIX do dân nhập cư mang tới.

Buổi sáng, đông đảo người dân tụ tập trên đường nhường không khí yên tĩnh cho tiếng pháo và trống của đoàn diễu hành, khói hương bao trùm không gian lễ hội.

Trong thời gian đó, Phật tử gốc Trung Quốc sẽ có một chế độ ăn chay nghiêm ngặt, mặc quần áo trắng và thực hiện hàng loạt những quy tắc được cho là thanh lọc thân tâm và tạo phước. Lễ hội ăn chay được xem như phương tịnh hóa thân tâm và tổ chức một cuộc diễu hành khổ hạnh.

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội ăn chay thai lanNhững hình ảnh khá "đáng sợ" về lễ hội ăn chay tại Thái Lan

Vào ngày thứ 6 của các lễ hội ăn chay, sau khi nhịn ăn trong vài ngày, các tín đồ được gọi là "người lính của Phật" thực hiện những hành vi tự hành xác và thử thánh những đau đớn đến kinh khiếp, bao gồm xuyên dao, xuyên kim vào thân thể và đi bộ trên than nóng.

Suốt thời gian diễn ra lễ hội, những người sùng đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc kiêng ăn thịt, uống rượu và quan hệ tình dục. Người dân nơi dây tin rằng, 9 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 9 vị thần hạ thế giúp cuộc sống yên ổn và mùa màng bội thu vào năm sau.

Hình ảnh có liên quanMột vài hình ảnh về lễ hội ăn chay tại Thái Lan

Lễ hội ăn chay là một trong những dịp cho du khách tham quan Thái Lan tốt nhất mặc dù nó rơi vào mùa mưa. Vào dịp này các tiệm ăn và nhà hàng thi nhau trổ tài nấu các món ăn Á châu quen thuộc và hấp dẫn vốn có của nó. Nhìn chung lễ hội vừa mang tính lễ hội vui chơi sinh hoạt vừa mang tính văn hoá giáo dục nhất là trong xã hội Á châu.

Lễ hội buffet cho Khỉ

Vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 tại tỉnh Lopburi, cách thủ đô Bangkok 150 km về phía đông bắc, sẽ diễn ra một đại tiệc dành cho các chú khỉ. Tại đây, hàng trăm chú khỉ được thoải mái lựa chọn hoa quả và đồ uống yêu thích. Lễ hội buffet cho khỉ thể hiện lòng yêu quý của người dân tỉnh Lopburi với loài khỉ.

Theo quan niệm của người Thái Lan, khỉ được xem là những người lính bảo vệ cho thần Narai của đạo Hindu, không ai được phép làm hại chúng. Chính vì vậy mà họ tổ chức hẳn một hội tiệc buffet cho loài vật này vừa để thể hiện sự sùng bái vừa thu hút du lịch.

Hình ảnh có liên quanLễ hội buffet cho khỉ tại Thái Lan

Vào dịp này, những bàn buffet thịnh soạn sẽ được chuẩn bị để đón những chú khỉ từ khắp nơi về dự tiệc. Ước tính có khoảng 4 tấn hoa quả các lọai được sử dụng trong bữa tiệc này, gồm có chuối, táo, nho, na… cùng nhiều loại đồ uống khác nhau như nước hoa quả, Coca, sữa, nước khoáng...

Bữa tiệc được bắt đầu từ 10 giờ sáng. Sau màn khai mạc rực rỡ và sống động, các loại hoa quả, các món tráng miệng, đồ uống và nước giải khát sẽ được bày trên những chiếc bàn xung quanh ngôi đền, cảnh tượng ấy sẽ thu hút hàng ngàn chú khỉ cùng nhau kéo đến đánh chén một cách ngon lành.

Kết quả hình ảnh cho lễ hội buffet cho khỉ ở thái lanKhỉ là loài động vật rất được yêu quý tại Thái Lan

Đến với lễ hội, du khách được trực tiếp cho đàn khỉ ăn, một số người còn trêu đùa và chụp hình với chúng. Những chú khỉ ở đây cũng khá bạo dạn, chúng chơi đùa một cách thoải mái, nhất là bắt chước du khách, nghịch túi sách của khách du lịch, thậm chí trèo cả lên người giật tóc họ.Và những trò nhào lộn bắt mắt mà chúng biểu diễn chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.

 

Nguồn : Internet

 
Hotline: 0903210471